Rối loạn ganh tỵ giữa anh chị em ruột

Thứ tư - 09/10/2024 15:04
Sự ganh đua giữa anh chị em ruột hiện đang là mối quan tâm chung của các bậc phụ huynh. Thông thường các cuộc tranh cãi giữa trẻ em trong gia đình là bình thường và là một trong những cách để trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc giải quyết vấn đề một cách độc lập, học được cách tôn trọng cảm xúc.
gANH TY
Ảnh minh hoạ
Những nguyên nhân phổ biến gây ra sự ganh đua giữa anh chị em:
- Ghen tị là nguyên nhân chính gây ra sự ganh đua giữa anh chị em.
- Giới tính và độ tuổi: sự ganh đua giữa anh chị em ruột có nhiều khả năng xảy ra nhất khi những đứa trẻ có cùng giới tính và độ tuổi gần nhau.
- Trẻ mới biết đi: có xu hướng chiếm hữu đồ chơi của mình
- Trẻ em trong độ tuổi đi học: có khái niệm mạnh mẽ về sự công bằng và bình đẳng
- Thanh thiếu niên: đang phát triển về cá tính và sự độc lập, có thể không thích dành thời gian chăm sóc em nhỏ hoặc giúp đỡ việc nhà
- Tính cách của mỗi cá nhân và cách bố mẹ giải quyết xung đột và vấn đề
Chẩn đoán rối loạn như thế nào ?
Theo ICD 10, Rối loạn ganh tỵ đối với anh chị em ruột có mã chẩn đoán F93.3
Các nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán
Rối loạn đặc trưng là sợ kết hợp của những dấu hiệu:
a) Có bằng chứng về sự ganh tỵ và/ hay ghen ghét đối với em trai hay em gái
b) Các rối loạn khởi phát trong những tháng tiếp theo sau ngày sinh của những em trai hay em gái (thường là em bé kế tiếp ngay)
c) Rối loạn cảm xúc bất thường về cường độ và/hoặc về thời gian và có kèm theo khó khăn tâm lý xã hội
Ganh tỵ/ghen ghét đối với các em phải biểu hiện bằng sự cạnh tranh đáng kể với em trai, em gái để duy trì sự chú ý và tình thương của bố, mẹ; phải có một mức độ không bình thường của các cảm xúc âm tính kết hợp vào thì những hành vi này mới xem là bệnh lý. Các trường hợp nặng, có thể kèm theo một sự thù địch rõ rệt, xâm phạm cơ thể và/hoặc có ác ý và hại ngầm em bé.
Trong những trường hợp hiếm hơn, đối với các mối quan hệ thân thiện, đứa bé thường kinh sợ, không có thái độ dương tính và ít tham gia. Rối loạn cảm xúc có thể biểu hiện bằng một trong nhiều cách thức khác nhau, thường bao gồm hiện tượng thoái hóa với việc mất các kỹ năng đã tập nhiễm trước đây (như kiểm tra việc đại tiểu tiện) và một khuynh hướng trở về tác phong trẻ thơ. Cũng thường gặp trường hợp đứa trẻ muốn bắt chước em bé trong các hoạt động nhằm lôi kéo sự chú ý của bố mẹ như ăn uống chẳng hạn. Thông thường có tình trạng tăng các hành vi chống đối hoặc bướng bỉnh với cha mẹ, các cơn giận dữ và một trạng thái loạn khí sắc biểu hiện dưới dạng lo âu, buồn rầu hay cách ly xã hội. Giấc ngủ có thể rối loạn và thường đòi hỏi sự chú ý càng ngày càng tăng của bố mẹ như vào lúc đi ngủ chẳng hạn.
gANH TY2 jpg
Ảnh minh họa: Rối loạn ganh tỵ giữa anh chị em ruột
Cách phòng ngừa rối loạn như thế nào?
- Từ khi mẹ mang thai thì gia đình nên giải thích cho trẻ về việc gia đình sắp có thêm thành viên mới, trẻ sẽ có em để yêu thương và chơi đùa cùng với em
- Khẳng định với trẻ là dù có em nhưng bố mẹ vẫn yêu thương trẻ như trước
- Cùng trẻ chơi với em bé, cùng nhau chăm sóc em bé để khơi gợi tình yêu thương và trách nhiệm của trẻ đối với em bé
- Chỉ cho trẻ những nét dễ thương của em bé, giúp trẻ nhớ lại trẻ thế nào khi bằng em bé
- Cho trẻ ngủ cùng với em bé và bố mẹ
- Đặt ra các quy tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa trẻ với em bé như: không được giành đồ chơi, không được đánh nhau,…
- Nếu trẻ cảm thấy buồn bực vì cảm nhận không được yêu thương bằng em bé thì nên khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc với bố mẹ
- Không so sánh trẻ em với nhau, dành 1 khoảng thời gian cho từng trẻ một cách thường xuyên
 Nếu cần phải can thiệp thì như thế nào?
- Tách hai trẻ ra để tạo cho chúng khoảng không gian và thời gian để bình tĩnh, sau đó lý giải sự việc để chúng học tập kinh nghiệm xử lý mâu thuẫn cho những lần sau
- Cha mẹ nên giữ thái độ trung lập, công bằng khi trẻ xảy ra mâu thuẫn
- Thiết lập tình huống đôi bên cùng có lợi: như cùng nhau chơi chung 1 món đồ chơi, ăn một món ăn, đi chơi cùng địa điểm,…
- Nhắc nhở trẻ về các quy tắc cơ bản trong mối quan hệ giữa trẻ và em bé.

Tác giả bài viết: Bs. Phan Đăng Khoa

Nguồn tin: ICD-10

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay51
  • Tháng hiện tại8,675
  • Tổng lượt truy cập2,088,014
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây