Quản lý và vượt qua những cảm xúc không dễ chịu không phải là điều dễ dàng.
Khả năng nhận diện và gọi tên cảm xúc có thể đóng vai trò cốt lõi trong quá trình này.
Bất kỳ ai cũng có thể làm việc để phát triển khả năng hiểu biết về cảm xúc. Và vòng tròn cảm xúc là một công cụ tuyệt vời để giúp bạn trong suốt chặng đường.
1. Cảm xúc là gì?
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA), cảm xúc được định nghĩa là “một phản ứng phức tạp, bao gồm các yếu tố kinh nghiệm, hành vi và sinh lý”. Cảm xúc là cách cá nhân đối phó với vấn đề hoặc tình huống mà họ thấy quan trọng.
Có ba yếu tố cấu thành nên cảm xúc:
- Trải nghiệm chủ quan;
- Phản ứng sinh lý;
- Phản ứng hành vi hoặc biểu cảm.
2. Vòng tròn cảm xúc Plutchik
Vào những năm 1980, Robert Plutchik đã đưa ra một hệ thống phân loại cảm xúc khác được gọi là "vòng tròn cảm xúc".
Theo Robert, mọi người trải qua tám cảm xúc cốt lõi. Ông sắp xếp các cảm xúc cơ bản này theo cặp đối lập trên vòng tròn:
• Hân hoan (Joy) - Buồn bã (Sadness).
• Tin tưởng (Trust) - Chán ghét (Disgust).
• Sợ hãi (Fear) - Tức giận (Anger).
• Ngạc nhiên (Surprise) - Bình thản (Anticipation).
Theo lý thuyết của ông, những cảm xúc cơ bản này có thể mãnh liệt, dịu nhẹ hoặc thậm chí kết hợp để tạo ra bất kỳ trạng thái cảm xúc nào.
Ảnh: Vòng tròn cảm xúc của Robert Plutchik
3. Làm thế nào để sử dụng vòng tròn Plutchik để gọi tên và nhận diện cảm xúc?
Bước 1: Tìm ra cảm xúc cốt lõi của mình:
Bạn không biết mô tả những gì đang cảm thấy thành lời?
Việc tìm từ mô tả gần đúng về cảm xúc hiện tại trên vòng tròn có thể giúp bạn bắt đầu hiểu cụ thể hơn những gì bạn đang cảm thấy.
Như bạn có thể thấy trên vòng tròn, cảm xúc được sắp xếp theo ba lớp:
• Lớp ngoài cùng: Dọc theo các cạnh bên ngoài, bạn sẽ tìm thấy những cảm xúc cường độ thấp: thích thú, bình thản, tán thành,...
• Những lớp tiếp theo hướng về trung tâm: Khi di chuyển về phía trung tâm, màu sắc sẽ đậm hơn và những cảm xúc nhẹ hơn trở thành những cảm xúc cơ bản của bạn: mong đợi, hân hoan, tin tưởng,...
• Vòng tròn giữa tâm: Vòng ở trung tâm chứa đựng những biểu hiện cảm xúc mãnh liệt nhất: đề phòng, ngất ngây, ngưỡng mộ,...
• Giữa mỗi gam màu: Bạn sẽ thấy những cảm xúc lẫn lộn - chẳng hạn như tình yêu là cảm xúc kết hợp giữa ngất ngây và ngưỡng mộ.
Bước 2: Xem xét những nguyên nhân:
Bây giờ bạn đã có một vài từ để giải thích những gì bạn cảm thấy, bước tiếp theo là hiểu sâu hơn về những gì đang diễn ra.
Việc tìm ra nguyên nhân nói dễ hơn làm, nhưng một chút thời gian với bản thân có thể giúp bạn gỡ rối những suy nghĩ của mình.
Bước 3: Tìm ra mối liên hệ giữa cảm xúc và nguyên nhân.
Bước 4: Hành động để giải quyết.
Bạn có thể nhận thấy những cảm xúc mà bạn trải qua biểu hiện trong lời nói và ngôn ngữ cơ thể và hành vi.
Cảm xúc thường thúc đẩy một số loại hành động. Một số hành động như đè nén hoặc đả kích cảm xúc có thể không hữu ích.
Mặt khác, những hành động giúp bạn đón nhận cảm xúc và giải quyết các tác nhân gây ra cảm xúc có thể mang lại rất nhiều lợi ích.
Sử dụng vòng tròn cảm xúc để xác định và hiểu cảm xúc thường giúp bạn xử lý chúng theo cách hiệu quả hơn.