Bạn là người hướng nội hay người hướng ngoại?

Thứ tư - 18/09/2024 21:07
Lâu nay chúng ta vẫn thường nghĩ người hướng ngoại thân thiện và dễ gần, còn người hướng nội nhút nhát và ngại ngùng. Nhưng thật ra thì không phải như vậy.
Việc hiểu rõ từng loại tính cách và biết bạn thuộc dạng tính cách nào có thể giúp bạn quản lý rất nhiều trải nghiệm trong cuộc sống.
Dưới đây là bài phân tích để bạn hiểu hơn về hướng nội, hướng ngoại và dấu hiệu nhận diện.
1. Hướng nội hay hướng ngoại
Thuật ngữ hướng nội và hướng ngoại đã được Carl Jung phổ biến vào đầu thế kỷ 20. Thật không may, ý nghĩa của hai loại tính cách này bị nhầm lẫn giữa lúc đó và đến bây giờ. Dần dần, chúng ta bắt đầu nghĩ rằng mọi người đều thuộc về tính cách này này hoặc tính cách kia. Nhưng thực chất, quan điểm của Carl là đây là những cực điểm trên một thang đo. Có nghĩa là hầu hết chúng ta rơi vào đâu đó ở giữa.
Vì vậy, thực sự, nếu chúng ta nhìn vào cách hầu hết chúng ta hoạt động, chúng ta sẽ không bao giờ ở chỉ một cực hướng nội và một cực hướng ngoại.
Có một số lý thuyết về sự khác biệt giữa người hướng nội và người hướng ngoại, và một số nghiên cứu gần đây thậm chí còn chỉ ra rằng cấu tạo gen của chúng ta có phần quyết định xu hướng tích cách nào là mạnh nhất ở mỗi chúng ta. Hướng nội và hướng ngoại thực sự liên quan đến việc chúng ta lấy năng lượng từ đâu.
Hay nói cách khác, cách chúng ta nạp năng lượng cho não.
+ Những người hướng nội (hoặc những người trong chúng ta có xu hướng hướng nội) có xu hướng nạp năng lượng bằng cách dành thời gian ở một mình. Họ mất năng lượng khi ở gần mọi người trong thời gian dài, đặc biệt là những đám đông lớn.
+ Mặt khác, những người hướng ngoại lại thu được năng lượng từ những người khác. Những người hướng ngoại thực sự thấy rằng năng lượng của họ bị tiêu hao khi họ dành quá nhiều thời gian ở một mình. Họ nạp năng lượng bằng cách hòa nhập với xã hội.
Vào những năm 60, nhà tâm lý học Hans Eysenck đề xuất rằng sự khác biệt giữa người hướng nội và người hướng ngoại đơn giản là có các mức độ kích thích khác nhau - nghĩa là mức độ mà tâm trí và cơ thể của chúng ta tỉnh táo và phản ứng với kích thích.
Lý thuyết của Hans là những người hướng ngoại có tỷ lệ kích hoạt sự phấn khích cơ bản thấp hơn. Điều này có nghĩa là người hướng ngoại cần làm việc chăm chỉ hơn để khơi dậy tâm trí và cơ thể của họ về trạng thái bình thường mà người hướng nội có thể đạt được khá dễ dàng. Điều này thúc đẩy những người hướng ngoại tìm kiếm sự mới lạ và phiêu lưu, đồng thời khao khát được bầu bạn với những người khác.
Đối với những người hướng nội, kiểu kích hoạt sự phấn khích này có thể áp đảo, vì tỷ lệ kích hoạt sự phấn khích của họ cao hơn nhiều, nên họ dễ bị kích thích. Thời gian ở một mình, các cuộc trò chuyện một đối một và các tình huống có thể đoán trước thường dễ chịu hơn đối với những người hướng nội, những người nhạy cảm hơn với kích thích bên ngoài.
Điều này trở nên đặc biệt thú vị nếu chúng ta xem xét yếu tố phổ biến khác của ngôn ngữ cơ thể và cách người hướng nội và người hướng ngoại có thể nhìn nhận các hành vi khác nhau.
Đồng thời, nói chung, tập thể dục làm cho bạn hạnh phúc hơn, nhưng việc chơi một môn thể thao tập thể có thể không dẫn đến hạnh phúc đối với một người hướng nội như cách môn thể thao đó làm đối với người hướng ngoại.
huong noi huong ngoai
Ảnh minh họa
 2. Sự khác biệt trong cách hoạt động của não người hướng nội và người hướng ngoại
Nghiên cứu đã thực sự phát hiện ra rằng có sự khác biệt trong não của những người hướng ngoại và hướng nội về cách chúng ta xử lý phần thưởng và cách gen được cấu tạo khác nhau. Đối với những người hướng ngoại, bộ não của họ phản ứng mạnh mẽ hơn khi một canh bạc có kết quả. Một phần của điều này chỉ đơn giản là do di truyền, nhưng một phần là sự khác biệt của hệ thống dopamine (hormone phần thưởng).
Một thí nghiệm cho mọi người tham gia đánh bạc khi ở trong máy quét não cho thấy những điều sau:
- Khi các ván bạc thành công, nhóm hướng ngoại hơn cho thấy phản ứng mạnh mẽ hơn ở hai vùng não quan trọng: hạch hạnh nhân và nhân cận vách.
- Nhân cận vách là một phần của hệ thống dopamine, ảnh hưởng đến cách chúng ta học tập và thường được biết đến là động lực thúc đẩy chúng ta tìm kiếm phần thưởng. Sự khác biệt trong hệ thống dopamine trong não của người hướng ngoại có xu hướng thúc đẩy họ tìm kiếm sự mới lạ, chấp nhận rủi ro và tận hưởng những tình huống lạ lẫm hoặc ngạc nhiên hơn những người khác. Các hạch hạnh nhân chịu trách nhiệm xử lý các kích thích cảm xúc, điều này mang lại cho người hướng ngoại cảm giác phấn khích tột độ khi họ thử điều gì đó có tính kích thích cao có thể lấn át người hướng nội.
- Nhiều nghiên cứu đã thực sự chỉ ra rằng sự khác biệt đến từ cách người hướng nội và người hướng ngoại xử lý các kích thích. Điều này có nghĩa là; các kích thích truyền đến não được xử lý khác nhau tùy thuộc vào tính cách của bạn. Đối với người hướng ngoại, con đường ngắn hơn nhiều. Nó chạy qua một khu vực nơi diễn ra quá trình xử lý vị giác, xúc giác, thị giác và thính giác. Đối với người hướng nội, các kích thích chạy qua một con đường dài và phức tạp trong các vùng của não liên quan đến việc ghi nhớ, lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.
3. Dấu hiệu cho thấy bạn có xu hướng tính cách hướng nội
Người hướng nội rất khó hiểu, vì chúng ta rất dễ cho rằng hướng nội cũng giống như nhút nhát, trong khi thực tế, người hướng nội chỉ đơn giản là những người cảm thấy mất năng lượng khi ở bên cạnh người khác.
Đối với những người hướng nội, được ở một mình với những suy nghĩ của cũng giống như việc ngủ, việc được nuôi dưỡng như khi ăn.
Những người sống nội tâm được biết đến là người luôn suy nghĩ thấu đáo trước khi nói, thích những nhóm bạn nhỏ, thân thiết và gặp gỡ một mình, cần thời gian ở một mình để nạp năng lượng và cảm thấy khó chịu trước những thay đổi bất ngờ hoặc những điều bất ngờ vào phút cuối. Người hướng nội không nhất thiết phải là người nhút nhát và thậm chí có thể không né tránh các tình huống xã hội, nhưng họ chắc chắn sẽ cần một chút thời gian ở một mình hoặc chỉ với bạn thân hoặc gia đình sau khi dành thời gian ở một đám đông lớn.
4. Dấu hiệu cho thấy bạn có xu hướng tính cách hướng ngoại
Ngược lại, những người hướng ngoại được tiếp năng lượng khi ở bên người khác. Họ thường thích dành thời gian cho người khác, vì đây là cách họ nạp năng lượng sau khoảng thời gian một mình tập trung hoặc làm việc chăm chỉ.
Người hướng ngoại cũng thích giải quyết vấn đề thông qua sự thảo luận chung, thường được mô tả là thân thiện và dễ gần. Họ cũng sẵn lòng để chia sẻ và yêu thích trò chuyện với người khác.
 5. Ambivert – sự cân bằng giữa hướng nội hướng ngoại
Vì người hướng nội và hướng ngoại là hai cực của thang đo, đa số chúng ta rơi vào đâu đó ở giữa. Nhiều người trong chúng ta nghiêng theo cách này hay cách khác, nhưng có một số người khá cân bằng giữa hai khuynh hướng này. Những người này được gọi là ambiverts.
Những người ambivert thể hiện cả xu hướng hướng ngoại và hướng nội. Điều này có nghĩa là họ thường thích ở bên cạnh mọi người, nhưng sau một thời gian dài, điều này sẽ bắt đầu làm họ kiệt sức. Tương tự, họ thích sự cô độc và yên tĩnh, nhưng không quá lâu. Những người ambivert nạp lại mức năng lượng của họ bằng sự kết hợp giữa giao tiếp xã hội và thời gian ở một mình.
Sự cân bằng này của nười ambivert thực sự có thể là một điều tốt. Một nghiên cứu của Adam Grant, tác giả cuốn sách Give and Take: A Revolution Approach to Success, cho thấy những người ambivert có hiệu suất cao hơn khi bán hàng so với người hướng nội hoặc hướng ngoại. Ambiverts thực sự đã chốt được sales nhiều hơn 24% so với người hướng nội và người hướng ngoại.
Vậy bạn là ngưới hướng nội hay hướng ngoại hay ambivert?

 

Tác giả bài viết: Mỹ Ý

Nguồn tin: healthymind.vn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,573
  • Tháng hiện tại18,042
  • Tổng lượt truy cập2,006,506
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây