Vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần

Thứ tư - 01/12/2021 13:44
Theo Hiệp hội Nhân viên công tác xã hội quốc tế - IFSW, nhân viên công tác xã hội là những người hoạt động trong nhiều lĩnh vực, được đào tạo chính quy và cả bán chuyên nghiệp, được  trang bị các kiến thức và kỹ năng trong Công tác xã hội để trợ giúp các đối tượng yếu thế nâng cao khả năng giải quyết và đối phó với vấn đề trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Nhân viên Công tác xã hội đảm đương nhiều vai trò như: vai trò giáo dục, vai trò tham vấn, vai trò kết nối, vai trò biện hộ, vai trò quản lý ca. Tùy vào từng giai đoạn, môi trường làm việc, và đối tượng làm việc mà nhân viên Công tác xã hội thực hiện các vai trò phù hợp.
Các rối loạn tâm thần không chỉ là một trong 10 căn bệnh đứng đầu tại Việt Nam, mà trong tương lai gần, một số dự đoán cho rằng đây là căn bệnh thứ hai, đứng sau tim mạch. Đó là chưa kể những vấn đề tâm lý lại là nguyên nhân sâu xa của rất nhiều căn bệnh (Trọng thành Phát, 2015). Bệnh viện tâm thần rất cần nhân viên Công tác xã hội thực hiện nhiều vai trò để hỗ trợ bệnh nhân và gia đình giải quyết các nhu cầu, trong đó vai trò tham vấn cũng đặc biệt quan trọng trong việc giúp cho bệnh nhân nâng cao chức năng xã hội để họ hiểu hơn về những cảm xúc, chỉnh sửa hành vi, học cách ứng phó với tình huống có vấn đề. Nhân viên công tác xã hội trợ giúp cá nhân, gia đình đưa ra các quyết định đúng đắn dựa trên thông tin và khả năng cũng như tiềm năng của cá nhân, gia đình, đồng thời có những hỗ trợ kịp thời trong thời gian thân chủ bị khủng hoảng (Feyerico,1973).
Hiện nay, các cơ sở điều trị cho bệnh nhân tâm thần đã triển khai nhiều mô hình cung cấp dịch vụ nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần nói chung và tâm lý nói riêng. Bên cạnh những can thiệp về y tế thì việc áp dụng Công tác xã hội để can thiệp, hỗ trợ bệnh nhân tâm thần về tham vấn tâm lý, lập kế hoạch hỗ trợ, tiếp cận dịch vụ, quản lý trường hợp,…là rất cần thiết. Đề án 1215 “Trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020” đã cho thấy vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần đang dần được quan tâm và mang lại những hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ bệnh nhân tâm thần. Tổ Công tác xã hội tại Bệnh viện Tâm thần Bến Tre đang thực hiện những hoạt động hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về Công tác xã hội cho người bệnh gia đình và nhân viên y tế, cung cấp thông tin, kết nối nguồn lực, tổ chức sự kiện…nhằm mục đích hỗ trợ thầy thuốc tư vấn, hỗ trợ chăm sóc người bệnh, góp phần làm giảm bớt khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh.
Bệnh viện Tâm thần Bến Tre đã quan tâm đến lĩnh vực Công tác xã hội và đang tích cực đào tạo các khóa ngắn hạn và dài hạn để xây dựng hệ thống Công tác xã hội đi vào hoạt động chuyên nghiệp.
 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyên

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập1
  • Hôm nay173
  • Tháng hiện tại26,997
  • Tổng lượt truy cập1,778,600
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây