Tổng quan về mô hình ABC trong tâm lý trị liệu

Thứ hai - 09/10/2023 14:24
    Mô hình ABC (tiền đề, hành vi, kết quả) là một trong những phần chính của nền tảng kiến thức về liệu pháp xúc cảm, hành vi hợp lý về nhân cách (REBT), một hình thức trị liệu thuộc nhóm liệu pháp hành vi nhận thức (CBT). Nó dựa trên những quan điểm rằng cảm xúc và hành vi không được quyết định bởi các sự kiện bên ngoài mà bởi niềm tin của chúng ta về chúng.
    Liệu pháp CBT là một phương pháp điều trị sức khỏe tâm thần phổ biến liên quan đến việc nhận thức và khảo sát các kiểu suy nghĩ và hành vi có vấn đề và điều chỉnh để trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Nó được sử dụng để điều trị trầm cảm, lo lắng, rối loạn sử dụng chất kích thích, …
1. Định nghĩa
    Mô hình ABC, đôi khi cũng được coi là mô hình ABCDE, là một khung lý thuyết đơn giản hóa được sử dụng trong REBT để thay đổi niềm tin phi lý thành niềm tin hợp lý, nhờ đó thúc đẩy các phản ứng lành mạnh hơn của thân chủ đối với các tình huống. 
    Ý tưởng đằng sau mô hình ABC là một người không nhất thiết phải thay đổi môi trường của họ để cảm thấy tốt hơn; thay vào đó, họ có thể thừa nhận và thay đổi phản ứng của mình với môi trường.
A - Tiền đề
    Chữ "A" trong mô hình ABC là viết tắt của từ Antecedents - tiền đề. Tiền đề là một sự kiện tức khắc khơi dậy quá trình phản ứng của thân chủ. Nó có thể là một sự kiện lớn, nhưng thường thì tiền đề ở cấp độ đơn giản hơn nhiều, giống như chỉ đơn giản là ai đó nói chuyện với bạn một cách thô lỗ.
B - Niềm tin
    Chữ "B" là viết tắt của Belief - niềm tin. Đây là điểm trọng tâm mà mô hình ABC được thực hiện và là yếu tố quyết định kết quả của sự kiện.
Trong mô hình ABC, niềm tin được chia thành hai loại là: 
     - Niềm tin phi lý (Irrational Beliefs), được mô tả: 
     - Cứng nhắc, cực đoan và phi logic
     - Niềm tin chính là "đòi hỏi (demandingness)" (đòi hỏi sự giúp đỡ hoặc sự chú ý)
     - Niềm tin thứ cấp là "khủng khiếp (awfulizing)" (cho rằng điều xấu hoặc tiêu cực sẽ xảy ra), khả năng chịu đựng thất vọng thấp, sự tự ti.
Ví dụ về niềm tin phi lý bao gồm:
     - "Susan có lẽ rất ghét tôi, bởi tôi nhận thấy nó khi cô ấy có thái độ thô lỗ với tôi vào sáng nay."
     - "Susan đã thô lỗ với tôi, nên có lẽ tôi là một người khó ưa."
     - "Susan đã thô lỗ với tôi. Cô ấy là một người tồi tệ."
     - Niềm Tin Hợp Lý (Rational Beliefs), được mô tả:
     - Linh hoạt, không cực đoan và logic
     - Niềm tin chính là sở thích (preferences)
    - Niềm tin thứ cấp bao gồm "chống lại sự khủng khiếp (anti-awfulizing)", khả năng chịu đựng thất vọng cao, chấp nhận bản thân và chấp nhận người khác
Ví dụ về niềm tin hợp lý có thể bao gồm:
     - "Susan đã thô lỗ với tôi. Chắc cô ấy đang có một ngày tồi tệ.""Susan đã thô lỗ với tôi sáng nay. Có lẽ cô ấy đang vội hoặc đến muộn và không có thời gian để nói chuyện."
Những cảm xúc hợp lý, lành mạnh và thích nghi không phải lúc nào cũng là những cảm xúc tích cực. Một số cảm xúc tiêu cực là cần thiết, chẳng hạn như:
     - Lo lắng 
     - Khó chịu
     - Sự sầu não
     - Thất vọng
     - Ăn năn/hối hận
Mục tiêu của mô hình ABC không phải là xua đuổi những cảm xúc tiêu cực, mà là nhìn nhận chúng một cách hợp lý, lành mạnh.
C - Kết quả
    "C" là viết tắt của từ Consequences - kết quả. Đây là cảm giác của bạn hoặc những gì bạn làm để đối phó với sự kiện trước đó.
Trong mô hình ABC, kết quả được xác định bởi niềm tin của bạn vào bước "B". Vẫn với ví dụ trên, nếu bạn tin rằng Susan đã thô lỗ vì điều gì đó tiêu cực trong cuộc sống của chính cô ấy, thì hành vi của bạn có thể là không tiếp thu điều đó và cho Susan chút không gian.
ABC
Ảnh minh hoạ
2. Mô hình ABCDE
    
Mô hình ABC thường mở rộng sang mô hình ABCDE, với chữ "D" là viết tắt của "tranh đấu niềm tin (disputation of beliefs)" và chữ "E" là viết tắt của "hiệu ứng mới (new effect)". Điều này có nghĩa là học cách tranh đấu những niềm tin phi lý và không lành mạnh khi chúng xuất hiện để thay đổi kết quả thành tích cực.
3. Nguyên tắc hoạt động mô hình ABC
    CBT giúp mọi người hiểu suy nghĩ và cảm xúc của họ ảnh hưởng đến hành vi của họ như thế nào. Và mô hình ABC là một công cụ được sử dụng trong CBT để làm nổi bật mối liên hệ này.
    Chiến lược này giúp mọi người xác định những suy nghĩ và cảm xúc không lành mạnh và học cách thay đổi chúng thành những suy nghĩ và cảm xúc tích cực hơn. Nó có thể giúp đơn giản hóa một khái niệm phức tạp và cho phép mọi người xem xét phản ứng cá nhân của họ đối với các tình huống cụ thể.

4. Lợi ích của mô hình ABC
    Hiệu quả của mô hình ABC đã được chứng minh rộng rãi trong các nghiên cứu. Nó đã được chứng minh là giúp điều trị các tình trạng và triệu chứng như:
     - Trầm cảm
     - Lo âu
     - Rối loạn chức năng suy nghĩ
     - Vấn đề tức giận
     - Rối loạn sử dụng chất gây nghiện
    - Rối loạn ăn uốngMô hình ABC cũng đã được chứng minh là tạo điều kiện thuận lợi cho việc trị liệu bằng cách giúp mọi người hiểu được tiền đề (hoặc yếu tố kích hoạt) cảm xúc và hành vi của họ, đồng thời nhận ra rằng họ không phải lúc nào cũng kiểm soát được những gì xảy ra, nhưng họ có thể kiểm soát cách họ phản ứng.
    Một trong những lợi ích lớn nhất của mô hình ABC là tính đơn giản của nó. Nó có thể được thực hiện với hướng dẫn dễ hiểu và thậm chí có thể được truyền bá như một lời nhắc nhở hoặc hướng dẫn trong trường học hoặc nơi làm việc.

5. Những mong đợi về mô hình ABC
    Mô hình ABC được sử dụng trong một số hình thức trị liệu, với những người có hoàn cảnh khác nhau, trong các bối cảnh khác nhau và cho nhiều điều kiện và mục đích khác nhau. 
    Nói chung, mô hình ABC liên quan đến việc trả lời các câu hỏi liên quan đến từng giai đoạn để hiểu rõ hơn về các yếu tố kích hoạt, niềm tin, cảm xúc và hành vi của thân chủ.

6. Khi Nào Nên Dùng Mô Hình ABC
    Mô hình ABC thường được sử dụng trong CBT, đặc biệt là trong REBT. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần tìm được một nhà chuyên gia tâm lý, nhà trị liệu tâm lý đáng tin cậy về chuyên môn - người có đủ kỹ năng và kinh nghiệm trong việc sử dụng mô hình ABC trong trị liệu tâm lý.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay32
  • Tháng hiện tại8,656
  • Tổng lượt truy cập2,087,995
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây