Nỗi đau thời thơ ấu ảnh hưởng như thế nào đến ta khi trưởng thành

Thứ sáu - 02/09/2022 10:19
Trong độ tuổi một đứa trẻ phát triển và lớn lên, các em luôn mong muốn có được sự chú ý từ bố mẹ hoặc người chăm sóc và được phản hồi lại một cách tích cực. Sự quan tâm của cha mẹ hoặc người chăm sóc giúp đứa trẻ phát triển an toàn và khỏe mạnh.
Nhưng một đứa trẻ lớn lên trong một môi trường có quá nhiều nỗi đau và phải chịu đựng sự bất hòa của cha mẹ hoặc không nhận đủ tình yêu thương từ những người nuôi dưỡng, hệ thống miễn dịch và chức năng phản hồi lại với stress của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Việc này dẫn đến sự ảnh hưởng lâu dài trong tâm lý và cảm xúc của một đứa trẻ khi trưởng thành, tránh né để bảo vệ an toàn cho bản thân khỏi cảm xúc bị tổn thương một lần nữa.
Một đứa trẻ bị tổn thương sâu sắc sau khi chứng kiến cảnh cha mẹ mâu thuẫn rồi ly hôn sẽ không thể chủ động trong tình yêu và hôn nhân. Nhiều trường hợp cố gắng không xây dựng các mối quan hệ thân mật với người khác giới, bởi họ chẳng còn tin tưởng được vào sự bền vững của tình yêu.
Kết quả tương tự cũng xảy ra trong trường hợp giữa cha và mẹ có một bên thường xuyên nói xấu đối phương. Con trẻ sẽ không thể thực sự tin tưởng vào cha mẹ, dù là phía bị buộc tội hay phía đi buộc tội. Và bởi vì phải liên tục chịu đựng những cảm xúc mang tính công kích và tiêu cực, những đứa con sẽ có cảm giác lo âu, chống cự đối với những mối quan hệ tình cảm thân mật, thay vì quan tâm và hứng thú. Kết quả khi trưởng thành, họ cảm thấy an toàn với những mối quan hệ xa cách và không có sự ràng buộc tình cảm.
Hay khi một đứa trẻ trải qua thời thơ ấu thiếu vắng tình cảm của bố hoặc mẹ, hoặc bị bỏ rơi hoặc gia đình quá bận rộn không có thời gian chia sẻ cảm xúc với họ. Khi trưởng thành và yêu một người, họ sẽ tự liên hệ những cảm giác lo sợ và thiếu an toàn trong quá khứ mỗi khi người yêu của họ vô tình bận rộn và có những hành vi “vô tâm”. Họ trở nên sợ hãi bị bỏ rơi, cơ thể rơi vào chức năng phòng vệ, có các hành vi và lời nói dễ gây ra sự tổn thương cho người họ yêu.
2
Ảnh minh họa
Nỗi đau thời thơ ấu dẫn khiến những đứa trẻ khó khăn trong việc nói ra mong muốn và bày tỏ, điều tiết cảm xúc của chính mình. Những hành vi và cảm xúc này có thể khiến một người bị người khác đánh giá là “thể hiện cảm xúc quá đáng”, “làm quá vấn đề” hoặc “chuyện bé xé ra to”. Nhưng họ sẽ đối mặt với các vấn đề trong cuộc sống hiện tại bằng cách liên hệ lại với những sự việc đau lòng đã xảy ra trong quá khứ, sau đó họ dễ dàng trở nên buồn bã, tránh né với một số người hoặc sự việc quan trọng trong cuộc sống.
Đứa trẻ tổn thương ấy khi lớn lên sẽ nhìn nhận thế giới này là một nơi nguy hiểm, thậm chí người thân yêu nhất cũng không thể tin tưởng được và sẽ không bao giờ bảo vệ họ.

Tác giả bài viết: Mỹ Ý

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay121
  • Tháng hiện tại8,745
  • Tổng lượt truy cập2,088,084
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây