Bệnh rối loạn giấc ngủ và những điều cần biết

Thứ tư - 26/04/2017 15:10

   Giấc ngủ không phải là ngưng hoạt động hoàn toàn mà là một dạng đặc biệt của hoạt động giúp cơ thể phục hồi năng lượng tiêu hao khi thức. Thời lượng trung bình của giấc ngủ tùy vào tuổi. Dấu hiệu cho biết ngủ đủ là có sự sảng khoái, tươi tỉnh, thoải mái khi thức giấc vào ban ngày.

I. CÁC GIAI ĐOẠN GIẤC NGỦ
   Giấc ngủ là hiện tượng sinh lý có nhịp điệu gồm nhiều chu kỳ( kéo dài khoảng 90 phút). Mỗi chu kỳ gồm nhiều giai đoạn: thiu thiu ngủ, ngủ chưa sâu, ngủ rất sâu. Ngoài ra còn có tài liệu chia thành 4 giai đoạn: bắt đầu ngủ, ngủ sâu, ngủ thật sâu và sau cùng là ngủ nghịch thường ( Paradoxic sleep). Ngủ nghịch thường còn gọi là ngủ có chuyển động mắt nhanh hay gọi là giấc ngủ REM ( Rapid Eye Movement sleep).
   Qua nghiên cứu điện sinh lý kết hợp với các hiện tượng tâm sinh lý người ta chia giấc ngủ ra 2 pha:
   - Pha nhanh ( REM thường mơ): chiếm 25% thời gian và xảy ra vào đầu giấc ngủ khoảng 9 phút và có thể đến 30 phút khi về cuối giấc ngủ.
Ÿ   - Pha chậm ( NREM): chiếm 75% chia 4 giai đoạn gồm: thiu thiu ngủ, ngủ chưa sâu, ngủ sâu, ngủ rất sâu.
Ÿ Từ NREM – REM: 90 -120 phút. Mỗi đêm từ 4-5 chu kỳ kế tiếp nhau.
 
II. QUAN NIỆM VỀ HIỆN TƯỢNG THỨC NGỦ
   Ngủ là nhu cầu sinh học bình thường của con người. Theo chuyên gia thuộc Tổ chức quốc gia về giấc ngủ Hoa Kì khuyến cáo thời gian ngủ cần thiết của người khoẻ mạnh:
Ÿ    Trẻ sơ sinh (0-3 tháng): 14-17 giờ
Ÿ    Trẻ nhỏ ( 4-11 tháng): 12-15 giờ
Ÿ    Trẻ mới biết đi (1-2 tuổi) tuổi: 11-14 giờ
Ÿ    Trẻ mẫu giáo ( 3-5 tuổi): 10-13 giờ
Ÿ    Trẻ ở độ tuổi đi học ( 6-13 tuổi): 9-11 giờ
Ÿ    Thanh thiếu niên (14-17 tuổi): 8-10 giờ
Ÿ    Thanh niên (18-25 tuổi): 7-9 giờ
   Ÿ Người lớn (26-64): 7-9 giờ
   Ÿ Người cao tuổi (≥ 65 tuổi): 7-8 giờ
    Nếu ngủ:
Ÿ     < 5 giờ/ngày: thiếu ngủ
Ÿ     > 10 giờ/ngày: ngủ nhiều
III. BIỂU HIỆN VỀ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ
   1. Khái niệm mất ngủ không thực tồn ( F51.0): còn gọi là trạng thái mất ngủ mạn tính, nguyên phát trong đó chủ thể không thỏa mãn về số lượng và chất lượng giấc ngủ, tồn tại trong một thời gian dài, biểu hiện các đặc điểm sau:
 Ÿ    - Khó đi vào giấc ngủ: là than phiền thường gặp nhất, có hầu hết các bệnh nhân.
Ÿ     - Khó duy trì giấc ngủ và thức dậy sớm: giấc ngủ của BN bị chia cắt ra, trong đêm thức giấc nhiều lần và khó ngủ lại.
Ÿ     - Mất ngủ có liên quan đến các strees trong đời sống.
     - Mất ngủ nhiều lần, dẫn đến lo sợ mất ngủ tăng lên và bận tâm về hậu quả của nó, tạo thành một vòng lần quẩn có khuynh hướng kéo dài.
Ÿ     => Hậu quả ban ngày: cảm giác mệt mỏi, thiếu hụt giấc ngủ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
   2. Yếu tố và thời gian gây mất ngủ:
     - Nhất thời, thoáng qua: do strees, lo lắng; vui quá; đề phòng việc gì đó; thay đồi thời gian ngủ (làm ca, đi máy bay)…thường chỉ xảy ra trong vài ngày.
Ÿ     - Trong thời gian ngắn: do strees kéo dài và nặng nề (sau phẩu thuật, bệnh tật, mất người thân, thất nghiệp); do rượu,cà phê; do các yếu tố cảm xúc; do bệnh nội khoa, tai mũi họng…thời gian ≤ 3 tuần.
Ÿ     - Mãn tính: do bệnh thực tổn, suy nhược thần kinh, trầm cảm, tâm thần,… thời gian > 3 tuần.
     - Ngoài ra còn các thói quen xấu trước khi đi ngủ như: tức giận bộc phát, ăn quá no, uống trà buổi tối, vận động nhiều, gối đầu không đúng cách, gối tay khi ngủ, đắp chăn quá đầu, hở miệng khi ngủ, ngủ ngồi, đề đèn sáng khi ngủ.
   3. Biểu hiện rối loạn giấc ngủ:
     3.1. Mất ngủ:
Ÿ           - BN than khó đi vào giấc ngủ hay khó duy trì giấc ngủ hay chất lượng giấc ngủ kém.
Ÿ           - RLGN đã xảy ra ít nhất là 3 lần/tuần trong ít nhất 1 tháng.
Ÿ           - RLGN gây nên sự mệt mỏi rõ rệt trên cơ thể hoặc gây khó khăn trong hoạt động chức năng lúc ban ngày.
     3.2. Ngủ nhiều:
           Ngủ > 10 giờ ở người trưởng thành, BN ngủ nhiều quá mức nhưng khi tỉnh dậy vẫn không thỏa mản. Rối loạn này xảy ra hàng ngày và kéo dài > 1 tháng. Thường gặp trong bệnh lý tâm thần như: trầm cảm, bệnh thực thể ( nhược giáp, bệnh gan, thận mạn, viêm não hoặc u não).
      3.3 Rối loạn trong lúc ngủ
          - Miên hành: là trạng thái ý thức biến đổi đặc biệt, trong đó hiện tượng ngủ và thức kết hợp nhau. Trong cơn BN ngồi dậy khỏi giường và đi lại, thường xảy ra ở 1/3 đầu giấc ngủ đêm và có nhận thức kém. BN miên hành ngồi dậy đi ra khỏi nhà. Sau đó phần lớn họ im lăng trở về và tiếp tục ngủ. Sáng dậy BN không nhớ lại sự kiện xảy ra.
          - Hoảng sợ khi ngủ: BN kêu thét lên một cách sợ hải thường xảy ra trong 1/3 đầu của giấc ngủ kéo dài khoảng 1-10 phút. Kèm theo BN lo âu nhiều, tăng cử động, mạch nhanh, thở gấp, vã mồ hôi. Và BN không đáp ứng với tác động người khác nhằm cho BN giảm hoảng sợ.
          - Ác mộng: là mơ những giấc mơ đầy lo âu và sợ hãi, BN nhớ lại nội dung rất chi tiết và trong mơ BN không kêu thét dù có rối loạn thần kinh thực vật. Khi thức BN  nhanh nhẹn trở lại và định hướng tốt.
          - Rối loạn nhịp thức ngủ: chu kỳ ngủ của cá nhân không cùng với nhịp thức ngủ ngày đêm bình thường ở hầu hết mọi người trong cùng môi trường và giấc ngủ không thỏa mãn về số lượng, chất lượng. Mất ngủ trong thời gian ngủ chính và ngủ nhiều trong thời gian thức xảy ra gần như mỗi ngày và kéo dài > 1 tháng.
IV. XỬ TRÍ VÀ ĐIỀU TRỊ
   1. Nguyên tắc:
Ÿ       - Phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra các RLGN để có biện pháp điều chỉnh giấc ngủ phù hợp.
Ÿ       - Giải thích hợp lý cho BN.
Ÿ       - Sử dụng các liệu pháp để giúp BN cải thiện thói quen giấc ngủ.
Ÿ       - Cân nhắc lựa chọn dùng thuốc. Tránh lạm dụng thuốc.
       - Ngoài ra tránh dùng chất kích thích, tránh căng thẳng, làm việc, nghĩ ngơi, rèn luyện thân thể,… hợp lý.
   2. Điều trị:
      - Giải thích cho bệnh nhân hiểu. Hướng dẫn luyện tập thư giản để tâm lý thoải mái và loại bỏ lo lắng. Kết hợp các liệu pháp về tâm lý như: liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình,… Nếu cần thiết mới dùng thuốc.
Ÿ      - Điều trị ngủ nhiều: dùng liệu pháp giải thích cho BN, khuyên tăng cường hoạt động chân tay, giao tiếp với mọi người… Nếu cần có thể dùng thuốc chống trầm cảm.
Ÿ      - Điều trị rối loạn nhịp thức ngủ: rèn luyện khả năng ngủ đúng giờ, có thể dùng cà phê, chè vào buổi sáng và không được dùng vào buổi tối. Ban ngày có thể hoạt động thể thao, tọa đàm nhóm. Ban đêm tập thư giản,…
Ÿ      -  Điều trị miên hành, hoảng sợ, ác mộng: Giải thích để BN hiểu vì bản chất rối loạn này là tự khỏi. Có thể tập thư giản và cần thiết có thể dùng thuốc giải lo âu thời gian ngắn.
                      
 

Nguồn tin: Trích dẫn tài liệu Bs. CKII. Phan Văn Tiếng Bệnh viện Tâm thần TW II.

lich lam viec moi
Thăm dò ý kiến

Bệnh viện tâm thần Bến Tre phục vụ bệnh nhân như thế nào?

Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay835
  • Tháng hiện tại18,124
  • Tổng lượt truy cập1,963,830
Bệnh viện tâm thần Bến Tre
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây