Trầm cảm và các dấu hiệu nhận biết trầm cảm
- Thứ sáu - 15/06/2018 09:05
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Thời gian gần đây có rất nhiều người ở độ tuổi rất trẻ tự sát vì nguyên nhân bệnh trầm cảm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới who, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. Trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20% hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly di, thất nghiệp. Cần phải sớm phát hiện những chứng bệnh, cụ thể là đi khám đúng chuyên khoa để khỏi những hậu quả đáng tiếc gây ra. Trầm cảm có thể được coi là một bệnh lý liên quan đến tâm trí và cơ thể. Vậy Trầm cảm là gì? Nguyên nhân? Ai có nguy cơ mắc trầm cảm? Dấu hiệu nhận biết như thế nào?
Ảnh minh họa
Nguyên nhân trầm cảm là gì?
Bệnh trầm cảm có thể gây ra do những nguyên nhân riêng lẻ khác nhau hoặc sự kết hợp của nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân trầm cảm phổ biến bao gồm:* Gen: nếu bạn có người thân trong gia đình từng bị trầm cảm thì bạn có thể có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm hơn người bình thường.
* Các chất hóa học trong não: theo một số nghiên cứu, thành phần các chất hóa học trong não người mắc bệnh trầm cảm khác với người bình thường.
* Stress: người thân yêu qua đời, những khó khăn trong mối quan hệ tình cảm hay bất cứ tình huống gây stress nào cũng có thể gây ra bệnh trầm cảm.
Những ai thường mắc phải trầm cảm?
Bệnh có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18 - 45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo thống kê, đến 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào một lúc nào đó trong cuộc sống của mình. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 - 20% hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly di, thất nghiệp.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm:Khí sắc trầm buồn: dấu hiệu này thường gặp và chiếm khoảng 90% những bệnh nhân trầm cảm. Ngưởi bệnh than phiền mình cảm thấy buồn bã, chán nản, trống rỗng, vô vọng hoặc không còn tha thiết điều gì nữa. Đối lúc, người bệnh thu rút khỏi xã hội và giảm hoạt động tập thể
Ảnh minh họa: Khí sắc trầm buồn là một dấu hiệu của bệnh trầm cảm
Mất năng lượng:
Triệu chứng mất năng lượng thường gặp ở hầu hết các bệnh nhân trầm cảm.
Người bệnh than phiền cảm thấy mệt mỏi, không còn sức lực mặc dù không làm gì nhiều. Nhiều bệnh nhân mô tả cảm giác cạn kiệt sức lực. Một số bệnh nhân biểu hiện tình trạng cảm xúc và sức khỏe tối tệ vào sáng sớm và sau đó dần khá hơn.
Mất hứng thú:
Đây là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh trầm cảm, gặp ở trên 70% bệnh nhân. Bệnh nhân hoặc người nhà cho rằng người bệnh cảm thấy không còn tha thiết, không còn hứng thú với những hoạt động, những công việc mà trước đây bệnh nhân rất thích như sở thích về âm nhạc, việc nhà, lao động, sinh hoạt tập thể…
Ảnh minh họa
Mất hứng thú
Rối loạn giấc ngủ:
Khoảng 80% bệnh nhân than phiền mình có một một rối loạn nào đó về giấc ngủ. Họ có thể thức dậy sớm dậy sớm vào buổi sáng và triệu chứng trầm cảm vào thời điểm này trở nên nặng hơn. Nhiều trường hợp khó đi vào giấc ngủ và thường kèm theo lo âu. Một số trường hợp mất ngủ lang tỏa và người bệnh không thể chớp mắt cả đêm.
Rối loạn ăn uống:
Khoảng 70% bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng rối loạn về ăn uống. Thường gặp là những trường hợp bệnh nhân cảm thấy ăn mất ngon, thức ăn nhạt nhẽo, không mùi vị, không hấp dẫn mặc dù đó là những món ăn trước đấy người bệnh rất thích. Một số trường hợp ăn nhiều thay vì chán ăn. Ở những bệnh nhân này, họ thường thích ăn đồ ngọt và bị tăng cân rất nhanh.
Rối loạn vận động:
Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm có hành vi trở nên chậm chạp, trì trệ. Ở các bệnh nhân này còn biểu hiện sự chậm chạp trong suy nghĩ, trong lời nói và các cử động cơ thể. Hỏi một lúc mới trả lời. Trả lời câu hỏi bằng giọng đều đều, nội dung nghèo nàn, mắt nhìn xa xăm. Khoảng 75% bệnh nữ và 50% bệnh nhân nam có biểu hiện lo âu với các triệu chứng đi tới đi lui, không thể ngồi hay đứng yên một chổ.
Thiếu quyết đoán và giảm tập trung:
Khoảng 50% bệnh nhân trầm cảm than phiền suy nghĩ của mình quá chậm chạp. Họ cảm thấy không thể suy nghĩ linh tinh hoạt như trước đây. Họ thường tập trung kèm và rất đãng trí. Họ than phiền trí nhớ kèm và không thể tập trung để đọc báo hoặc xem tivi. Úng xử trở nên lung túng do họ không thể tự đưa ra các quyết định.
Ý tưởng tự sát
Trên 50% bệnh nhân trầm cảm có ý nghĩ về vấn đề tự sát. Nguyên nhân do họ cảm thấy chán nản, không còn tha thiết với cuộc sống, do ý tưởng tự buộc tội…Từ chỉ là cảm giác chung quanh sẽ tốt hơn nếu không có mình đến việc lập ra kế hoạch tự sát. Nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn của bệnh nhưng cao nhất là nguy cơ tự sát gặp trong tất cả các giai đoạn cảu bệnh nhưng cao nhất là ngay lúc mới bắt đầu điều đi và khoảng từ 6-9 tháng sau khi các triệu chứng cơ thể đã hết.
Ảnh Minh họa
Lo âu:
Phần lớn bệnh nhân trầm cảm có triệu chứng lo âu với những biểu hiện như hồi hộp, đánh trống ngực, tim đạp nhanh, lo lắng không hiểu lý do vì sao. Những người này thường bị mất ngủ, khó ngủ, đi tới đi lui, đứng ngồi không yên, đôi khi dẫn đến các triệu chứng cơ thể như đau đầu, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón.
Mặc cảm:
Hơn 50% bệnh nhân trầm cảm tự đánh giá thấp bản thân, thường tự trách mình và khuếch đại những lỗi lầm nhỏ của mình. Nặng hơn có thể đi đến hoang tưởng tự buộc tội hoặc thậm chí có những ảo giác. Một số bệnh nhân cảm thấy xấu hô hoặc bẽ mặt, cảm thấy tự ti về những khuyết điểm của mình.
Dưới áp lực càng ngày càng cao của công việc và cuộc sống, tỉ lệ người mắc bệnh trầm cảm ngày càng cao bất kể lứa tuổi cũng như giới tính. Vì thế, việc nhận biết các dấu hiệu của bệnh trầm cảm là cần thiết để bạn có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh của bản thân và người xung quanh. Từ đó, có biện pháp an ủi, động viên và điều trị chuyên khoa sớm nhất, tránh điều đáng tiếc có thể xảy ra.